• Facebook
    • Twitter
    • Youtube
  • Tiếng Việt
    • English
    • 中文

  • CÔNG TY
  • LUẬT - CHÍNH SÁCH
  • THÔNG TIN
    • Định Cư Úc
    • Định Cư Mỹ
    • Định Cư Canada
    • Quốc Gia Khác
  • TÌNH HUỐNG
  • ĐỘI NGŨ
  • LIÊN HỆ
Tình Huống
Tôi là một thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ, tôi có thể rời khỏi Hoa Kỳ nhiều lần và quay trở lại không?

Câu hỏi: Tôi có 2 kết quả kỳ thi IELTS trong 2 kỳ thi riêng biệt để nộp cho hồ sơ Trình độ cao liên bang. Vui lòng cho biết , Cục di trú sẽ công nhận điểm cao nhất của từng kỹ năng trong cả 2 bài thi hay chỉ công nhận kết quả 1 bài thi ?

Câu hỏi: tôi có thể vay ngân hàng để chứng minh tài chính cho hồ sơ di trú diện Trình độ cao không?

Tôi nghe nói Úc mới ban hành một loại visa mới đó là Entrepreneur visa dành cho những người có ý tưởng kinh doanh tại Úc. Tôi đang có ý tưởng để thực hiện tại Úc nhưng chưa biết phải làm thế nào để có thể thực hiện nó và cũng mong muốn định cư tại Úc. Á Châu cho tôi hỏi là điều kiện để nhận được VISA này như thế nào?

Người ở diện phụ thuộc visa 457 khi ly hôn có buộc phải trở về Việt Nam không, hay có thể ở lại Úc để kết hôn với người mới?

Tôi sinh con với bạn trai người Úc tại Việt Nam. Xin hỏi như vậy con tôi có thể mang quốc tịch Úc được không? Thủ tục ra sao?

Em vừa nhập quốc tịch Úc và hiện có 2 hộ chiếu Việt Nam và Úc. Cho em hỏi có thể sử dụng cả 2 hộ chiếu hay không? Nếu em dùng hộ chiếu Việt Nam để về nước và hộ chiếu Úc để đi du lịch có được không?

Em đang ở Việt Nam. Bạn em đang là du học sinh ở Úc. Vậy bạn em có thể bảo lãnh em sang Úc du lịch không? Giấy tờ, thủ tục làm thế nào? Có phức tạp không? Và thời gian làm bao lâu? Em có thể đến địa chỉ nào để làm thủ tục?

Em ở Việt Nam, đã ly dị hai tháng, gặp người bạn ở Úc đã ly dị 5 năm. Bạn em có thể đăng ký kết hôn với em ở Việt Nam và bảo lãnh em sang Úc định cư không?

Con em 8 tuổi, em muốn cho bé đi du học Úc từ bây giờ thì có được không? Nếu được, nhờ chương trình hướng dẫn thủ tục, nơi tư vấn và làm hồ sơ trực tiếp! (Minh Tuấn)

Chồng tôi học tiến sĩ tại Úc, tôi đi theo dạng phụ thuộc và sinh con tại Úc. Tôi muốn khi hết hạn visa sẽ cho con theo học bậc tiểu học của Úc và tôi ở lại theo diện giám hộ. Tôi phải làm những thủ tục gì? (Ha Pham)

Tôi định năm sau sẽ kết hôn với bạn trai quốc tịch Anh, sau đó sẽ sang định cư tại Anh. Xin cho biết thủ tục để xin visa Anh? Hồ sơ như thế nào? Trong thời gian bao lâu tôi sẽ được cấp visa? Chồng tôi có thể đăng kí lấy visa cho tôi ở Anh được không?

Tôi có thẻ thường trú tại Hoa Kỳ (thẻ xanh). Tôi có cần visa hay một ETA đến thăm Canada không hoặc tôi có thể sử dụng thẻ xanh của tôi thôi không?

Bà Nguyễn Thị S sinh năm 1940 là người gốc Việt Nam, quốc tịch Anh Quốc. Những người thân của bà S hiện vẫn đang sinh sống ở Việt Nam. Trong một lần về Việt Nam, bà S đột ngột qua đời do tai biến mạch máu não. Hỏi việc khai tử cho bà S được thực hiện theo thủ tục như thế nào?

Tôi là Việt kiều hiện sống ở nước ngoài, xin được hỏi một việc như sau: Khi mất, bố mẹ tôi có để lại cho các con một mảnh đất ở Hà Nội. Hiện nay, phần lớn anh chị em tôi sống ở Hà Nội, riêng tôi có quốc tịch Pháp và sống ở Nouméa. Về vấn đề chia phần thừa kế, tôi mong muốn được giải thích về luật thừa kế bất động sản đối với Việt kiều có quốc tịch nước ngoài. Sau khi Nhà nước Việt Nam đã cho phép Việt kiều và người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam thì luật về thừa kế bất động sản của Việt kiều có quốc tịch nước ngoài có gì thay đổi?

Tôi là người Việt có quốc tịch Đức, đang sống ở Đức, nay tôi muốn về sống với vợ tôi là người Việt đang sống tại VN. Tôi được biết trong hồ sơ xin thường trú tại VN cần phải có Công hàm của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà người đó là công dân đề nghị giải quyết cho người đó được thường trú tại Việt Nam. Xin hỏi giấy tờ trên có nội dung như thế nào thì chính quyền VN chấp nhận?

Tôi làm việc cho công ty TNHH của Nhật khoảng 24 tháng và sẽ chấm dứt HDLD vào cuối tháng 1 này. Nguyên nhân là 7/2 tới tôi sẽ ra nước ngoài định cư. Vậy trong trường hợp của tôi, có phải sẽ không kịp xin trợ cấp thất nghiệp đúng không? Ngoài ra để lãnh BHXH, tôi sẽ ủy quyền cho người thân tại Việt Nam vẫn được đúng không? Nếu không nhận được BHTN, trong trường hợp sau này tôi về Việt Nam làm việc có được cộng dồn lại?

Tôi mắc bệnh tiểu đường. Tôi không thể được chấp nhận y tế để nhập cư Canada phải không?

Tôi có bị phạt không nếu tôi nhập cảnh ở một tỉnh bang khác so với tỉnh bang liệt kê trong đơn xin nhập cư của tôi?

Người thân của tôi là việt kiều Mỹ. Sắp tới, anh ấy về Việt Nam ăn tết nên đem về cho tôi một số trang sức bằng vàng thì được phép đem bao nhiêu và có phải khai báo hải quan không?

Tôi có một người em gái họ. Cô ấy đã li hôn và có 01 con chung với chồng cũ. Hiện tại cô ấy đã kết hôn lại với một Việt kiều. Chồng cô ấy bây giờ và cô ấy muốn đưa con riêng của cô ấy sang nước ngoài định cư, nhưng người chồng cũ không chấp nhận. Xin tư vấn cho chúng tôi biết phải giải quyết như thế nào để có thể đưa đứa trẻ sang nước ngoài được?


Tôi có chị gái là người VN đã lấy chồng người Hàn Quốc được 2 năm, chị ấy vẫn chưa có quốc tịch Hàn. Nay chị muốn chồng bảo lãnh cho con riêng sang tiếp tục đi học. Hiện tại con chị ấy đang học lớp 11 ở Việt Nam, mong muốn được bảo lãnh sang tiếp tục học cấp 3 bên ấy. Xin cho biết chúng tôi cần phải làm những thủ tục gì để có thể bảo lãnh cho cháu sang cùng mẹ và dượng được?

Tôi là Việt kiều ở Mỹ. Vừa qua, trong dịp về Việt Nam thăm gia đình, tôi có đến Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa nộp hồ sơ đăng ký giữ quốc tịch nhưng nhân viên ở đây trả lời là tôi phải về lại Mỹ để nộp đơn bên đó. Mặc dầu tôi có giải thích là Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao cho phép Việt kiều có thể nộp hồ sơ ở nước ngoài nơi mình cư trú hoặc trong nước (?) Trường hợp của tôi là nộp hồ sơ tại địa phương nơi tôi đã sinh sống trước khi đi nước ngoài. Vậy Sở Tư pháp làm như vậy có đúng không? Tôi nghe nói Nhà nước Việt Nam vừa có quy định mới về vấn đề đăng ký giữ quốc tịch đối với Việt kiều, xin cho tôi biết những quy định mới về vấn đề này.

Tôi di cư sang Úc và hiện có quốc tịch Úc đã được 4 năm. Nay tôi muốn về VN làm việc: Tôi có còn được công nhận có quốc tịch Việt Nam không? Tôi phải làm gì nếu vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam? Hộ chiếu VN của tôi đã hết hạn. Tôi về VN bằng hộ chiếu của Úc với giấy miễn visa. Tôi có thể xin tạm trú nhiều hơn 90 ngày được không và khi đi xin việc làm, tôi sẽ cần phải làm những thủ tục gì?

Tôi đang ở Việt Nam và có con (không đăng ký kết hôn) với 1 người mang quốc tịch Đức. Nay con trai tôi 3 tuổi và tôi muốn cháu được qua Đức sinh sống. Vậy tôi cần phải làm những thủ tục gì? Tôi có được phép sang Đức sống để chăm sóc con hay không?

Chồng tôi là một người Đức, chúng tôi đã kết hôn có một con chung sau 4 năm chung sống. Tôi hiện nay đang học nghề may (Ausbildung als Modeschneiderin) và nhận tiền học nghề hàng tháng. Chồng tôi hiện nay đã về hưu. Với hoàn cảnh như vậy tôi có thể nhập quốc tịch hay không? và thủ tục nhập quốc tịch tôi phải làm trình tự như thế nào?

Những câu hỏi về thành viên tham gia hội nghị APEC ?

Những câu hỏi về mẫu đơn xin Thị thực Điện tử Trực tuyến DS-160 ?

Những câu hỏi về chương trình làm việc và du học hè ?

Những câu hỏi liên quan tới thị thực Du Học

Những câu hỏi liên quan tới thị Thực Công tác/Du lịch??

Tôi là Việt kiều, có quốc tịch nước ngoài, tôi muốn làm thủ tục hồi hương về sinh sống lâu dài ở Việt Nam, tôi muốn hỏi là sau khi làm thủ tục hồi hương thì tôi có bị mất quốc tịch nước ngoài không và tôi có được xuất cảnh ra khỏi Việt Nam không, hiện nay tôi vẫn còn hộ chiếu Việt Nam còn thời hạn sử dụng?

Tôi đã định cư ở Mỹ hơn 20 năm, nhưng vẫn chưa nhập quốc tịch Mỹ mà chỉ có thẻ xanh. Hiện tại tôi muốn nhập lại quốc tịch Việt Nam. Xin hỏi tôi cần làm thủ tục gì để nhập lại quốc tịch Việt Nam trong khi tôi không còn giữ bất cứ giấy tờ gì của Việt Nam?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi hồi hương được phép mang theo những tài sản gì, có phải chịu thuế nhập khẩu không?

Hỏi: Tôi sang Đức theo diện đoàn tụ gia đình (chồng tôi nay đã mất). Hiện tôi đã về hưu và không có hộ chiếu Việt Nam mà đang giữ giấy tờ tùy thân của Đức. Nay tôi rất muốn xin được cấp hộ chiếu Việt Nam để không bị khó khăn với chính quyền Đức khi về thăm quê hương.

Tôi muốn kết hôn với người Anh tại Việt Nam. Hiện tại, chúng tôi đã kết hôn và làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Anh, bây giờ tôi muốn cưới tại Việt Nam thì tôi có cần làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam không?

Tôi hiện ở Australia, muốn về Việt Nam mua đất mở nông trại chăn nuôi. Như vậy tôi phải làm những thủ tục gì để được mua đất mở nông trại chăn nuôi?

Người giám hộ và các vấn đề liên quan khi du học Úc

Cha tôi sẽ nhập cư Thụy Điển theo diện vợ chồng, liệu tôi có được đi cùng không? Nếu được thì cần những gì, và điều kiện như thế nào? Lúc nộp hồ sơ hay lúc phỏng vấn thì tôi không được bằng hoặc quá 18 tuổi? Trường hợp lúc tôi nộp hồ sơ vẫn chưa 18 tuổi, nhưng khi phỏng vấn thì đã 18 tuổi, vậy tôi có được đi nữa không?

Tôi là người Việt Nam, chồng tôi người Ba Lan. Chúng tôi hiện đang sinh sống tại Việt Nam và sắp có con nhỏ. Xin hỏi: (1) Gia đình tôi sẽ sinh sống lâu dài tại VN, vậy tôi có thể lấy hộ chiếu VN cho con tôi trước, sau đó lấy hộ chiếu Ba Lan sau được không? (2) Nước Ba Lan có đồng ý cho con tôi có 2 quốc tịch như VN hay không?

Chị gái tôi là người Việt Nam đã mang quốc tịch Anh. Chị muốn bán bất động sản là tài sản được thừa kế. Vậy thủ tục cần những gì? Có phải qua hội đồng đấu giá không?

Tôi hiện ở Mỹ theo diện đào tạo thực hành tự chọn (Optical Practical Training). Bạn trai của tôi là người Mỹ nhưng là con lai (bố là người gốc Việt và mẹ là người Mỹ gốc Đức). Chúng tôi muốn kết hôn rồi về sống và định cư ở Việt Nam. Nhưng tôi muốn có thẻ xanh trước khi về vì muốn có song tịch sau này. Chúng tôi muốn về Việt Nam càng sớm càng tốt nhưng được biết là đợi thẻ xanh ở đây rất lâu. Xin được tư vấn về hôn nhân và những vấn đề liên quan

Tôi là Việt kiều hồi hương, đã đăng ký hộ khẩu tại Việt Nam. Sau đó cảm thấy không phù hợp với cuộc sống trong nước, muốn trở lại nước trước kia đã có quốc tịch

Tôi là Việt kiều hiện đang định cư tại Australia, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Cha mẹ tôi tại Việt Nam muốn chia phần cho tôi một mảnh đất (có sổ đỏ). Vậy tôi có quyền đứng tên và xây dựng trên mảnh đất đó không?

Xin cho biết về hệ thống Cung cấp Dịch vụ Thị thực mới tại www.ustraveldocs.com ?

Xin cho tham khảo một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn APS

Xin cho biết thông tin về visa L-1

Xin cho biết những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi du học Anh ?

Con gái tôi ở London (Anh) mời cả gia đình sang chơi. Gia đình tôi gồm hai vợ chồng và con trai 11 tuổi đã có hộ chiếu. Tôi phải chuẩn bị những giấy tờ và làm thủ tục gì để có visa vào Anh?

Tôi có bạn đang định cư tại Na Uy. Tôi muốn biết mình có thể xin visa du lịch sang Na Uy được không? Tôi đã từng đi Anh tháng 5 vừa qua và sẽ đi Hà Lan vào tháng 11 này.

Chị tôi đã nhập tịch Mỹ, có chồng là người bản xứ, nay chị tôi muốn bảo lãnh tôi và vợ con tôi sang Mỹ định cư. Xin hỏi, khi chị tôi làm hồ sơ bảo lãnh thì có cần thông qua chồng? Thủ tục làm như thế nào? Thời gian bao lâu tôi mới được phỏng vấn? Trong thời gian đó tôi có làm gì không? Và còn một vấn đề nữa, tôi là đảng viên thì có được bảo lãnh?

Tôi có người thân bên Úc, tôi muốn sang Úc thăm người thân và đi du lịch, tôi nên xin visa du lich Úc, hay visa đi thăm thân nhân, tôi cần làm các thủ tục gì? Ở đâu? Có thể đi khoảng thời gian nào phù hợp nhất? Mong được tư vấn. Xin cảm ơn

Tôi là chủ doanh nghiệp có đối tác làm ăn tại Hong Kong, nay tôi muốn xin visa sang đó một là để tìm hiểu thị trường bên đó đồng thời đi du lịch, tôi cần phải làm gì?

Tôi năm nay 26 tuổi, làm nghề buôn bán tự do và đã lập gia đình. Nay tôi muốn đi du lịch Hàn Quốc nhưng chưa biết thủ tục và các tour cũng như điều kiện xin visa. Hiện trong sổ tiết kiệm ngân hàng của tôi chỉ có khoảng 130 triệu đồng. Liệu tôi có đủ điều kiện du lịch được không? Mong chuyên mục tư vấn các điều kiện, thủ tục xin visa...

Tôi có con gái lấy chồng ở Đài Loan, nay con gái tôi mới sinh con, tôi muốn sang thăm cháu ngoại vậy tôi cần làm những thủ tục gi?

Tôi muốn đi tham quan Bắc Kinh, Thượng Hải và sau đó bay về Quảng Châu để thăm người quen. Cho hỏi thủ tuc xin visa có dễ không? Bạn có thể hướng dẫn giúp mình không? Xin cảm ơn

Tôi có người thân ở Canada muốn bảo lãnh qua thăm gia đình. Tôi không biết phải xin visa theo diện thăm thân, định cư hay du lịch đi Canada để thuận tiện và dễ dàng hơn. Các thủ tục tôi cần chuẩn bị ra sao?

Tổng hợp nhiều câu hỏi liên quan đến việc học tập và chuẩn bị hồ sơ du học Úc

Xin cho biết những vấn đề thường gặp đối với thị thực diện K ?

Xin cho biết về chương trình định cư tại Úc theo diện đoàn tụ gia đình ?

Xin cho biết về bốn chương trình EB-5 visa tương tự như Hoa Kỳ

Thân nhân của tôi ở Hoa Kỳ mở hồ sơ bảo lãnh cho gia đình tôi đi định cư. Vậy tôi còn có khả năng được cấp thị thực du học hay không?

Tôi có thân nhân đang định cư tại Hoa Kỳ. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội được cấp thị thực du học của tôi hay không?

Có tốt hơn nếu tôi che giấu việc tôi có bà con thân thuộc đang sinh sống tại Hoa Kỳ, hoặc tôi có hồ sơ bảo lãnh định cư, hoặc tôi đã bị từ chối cấp thị thực trước đây? Sẽ có hậu quả gì xảy ra nếu như tôi giấu giếm, khai báo sai lệch hoặc nộp giấy tờ giả mạo

Với thị thực công tác hoặc du lịch, tôi có thể làm gì ở Hoa Kỳ?

Tôi có thể lưu trú tại Hoa Kỳ trong bao lâu đối với loại thị thực công tác hoặc du lịch (B1/B2)?

Tôi muốn biết phí nghiệp đoàn gồm những phí gì? EB-5 có giải quyết cho cha mẹ người đầu tư đi theo? Nếu đầu tư vào một công ty ở Mỹ (dự án chính phủ Mỹ), tôi cần những thủ tục hồ sơ nào?

Xin cho biết về thẻ xanh 2 năm ở Mỹ, thẻ xanh 10 năm ở Mỹ

Vì sao bị từ chối gia hạn visa Mỹ ?

Lao động tạm thời tại Canada: Ai có thể đăng ký ? Những điều cần lưu ý ?

Tôi đang có kế hoạch định cư vào Mỹ theo chương trình EB-5. Xin cho biết về hệ thống thuế của Mỹ?

Cho hỏi em muốn qua Mỹ định cư nhưng vẫn còn lo lắng về vấn đề tìm việc làm ở Mỹ. Vậy có thể chia sẻ cho em kinh nghiệm tìm việc làm ở Mỹ không ạ?

Cho hỏi có phải việc đậu visa không di dân (Non - immigrant) Mỹ như visa du lịch, du học, công tác… là chuyện may rủi bởi nhân viên phỏng vấn tại lãnh sự và đại sứ quán Mỹ thường dựa vào cảm tính trước khi quyết định có cấp visa cho đương đơn hay không?

Tôi năm nay 24 tuổi, tốt nghiệp trung cấp của Trường đại học Công nghiệp TP.HCM được một năm. Nay tôi muốn qua Úc du học nghề thì cần có những điều kiện nào? Úc có đào tạo những nghề nào?

Hiện giờ tôi đang có người thân ở NSW, Úc. Mình có thể nhờ người thân làm thủ tục thuê người làm và mình qua đó để làm cooking cho gia đình người đó được không ? Nếu được thì cần những điều kiện gì ?

Tôi muốn đi xuất khẩu lao động sang Mỹ hoặc Úc thì cần những điều kiện gì và thế chấp như thế nào? Chồng và con tôi có đi cùng được không? Thu nhập như thế nào?

Tôi là giáo viên tiếng Anh tại trường tiểu học dân lập quốc tế Á Châu. Tôi tốt nghiệp ngành Ngữ văn Anh của Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM. Tôi dự định xuất khẩu lao động sang Úc, xin hỏi có ngành nào thích hợp cho tôi không?

Xem tất cả

Chúng tôi hiểu những trăn trở cho kế hoạch tương lai...
Bằng những cố gắng say mê trong hiện tại...
Hay những khát khao giá trị sống đích thực...
Để tìm chìa khóa cho sự thành công...
Chúng Tôi - Xuka Human Resources JSC
Trao Uy Tín Nhận Niềm Tin
Trang chủ Tình Huống

Tổng hợp nhiều câu hỏi liên quan đến việc học tập và chuẩn bị hồ sơ du học Úc

Tổng hợp nhiều câu hỏi liên quan đến việc học tập và chuẩn bị hồ sơ du học Úc

Trong loạt bài tổng hợp này, chúng tôi xin nêu tóm lược cách giải quyết những khó khăn mà học sinh Việt Nam thường gặp phải khi du học Úc. Các chủ đề được độc giả đặt câu hỏi nhiều nhất gồm: Chọn trường, chọn ngành phù hợp với khả năng, học lực và dễ kiếm việc làm? Không đủ điều kiện nhập học thì làm sao? Không thể chứng minh tài chính xin visa thế nào? Việc làm tại Úc có dễ dàng? Ở lại làm việc và định cư lộ trình ra sao,....sẽ lần lượt được giải đáp qua các kỳ.

1. Làm thế nào để chọn trường và ngành học phù hợp tại Úc?

Đây được coi là điểm yếu trong định hướng nghề nghiệp của rất nhiều phụ huynh và học sinh. Tiêu chí đầu tiên trong việc chọn trường và ngành học là nguyện vọng và sở trường của mỗi cá nhân, định hướng việc làm sau khi ra trường. Để giúp phụ huynh và học sinh không lựa chọn theo cảm tính, xu thế xã hội, chương trình đã phối hợp với Câu lạc bộ Giám đốc Nhân sự Việt Nam (CPO Club) hỗ trợ miễn phí các kĩ thuật, bài kiểm tra nhằm định hướng nghề nghiệp cho du học sinh bao gồm:

-    Phân tích sinh trắc học dấu vân tay nhằm kiểm tra tố chất theo khoa học

-    Làm bài test năng lực tư duy

-    Làm bài test kiểm tra nghề nghiệp phù hợp

-    Phỏng vấn và tư vấn trực tiếp với chuyên gia nhân sự

Tiêu chí tiếp theo là mức độ dễ dàng khi xin visa. Những năm trước, việc xin visa Úc được quy định rất khắt khe. Từ ngày 24/3/2012 với những thay đổi về chính sách visa của chính phủ Úc, sinh viên có thể đi học tại 41 trường visa bậc 1, không cần chứng minh tài chính, không cần chứng chỉ tiếng Anh, không phỏng vấn xin visa. 

Nếu sinh viên mong muốn định cư tại Úc, việc lựa chọn địa điểm học rất quan trọng. Nếu địa điểm học thuộc vùng xa xôi, ít dân cư, sẽ được cộng thêm điểm để xét cấp thẻ định cư. Chi tiết về vấn đề định cư tại Úc sẽ được nêu rõ trong kỳ tiếp theo.

Giải đáp thắc mắc du học Úc

2. Con tôi do chưa tập trung nên học lực trung bình và chưa có tiếng Anh thì có du học Úc được không và điều kiện xin visa thế nào?

Dưới đây là các tiêu chí chung của các trường về điều kiện nhập học. Với từng trường cụ thể, sẽ có những điều chỉnh tương ứng. 

- Học lực: Phần lớn các trường ở Úc đều yêu cầu học lực trung bình khá trở lên đối với tất cả các bậc học. Với những chuyên ngành đặc biệt, trường có yêu riêng với từng môn học liên quan như môn toán đối với ngành kỹ sư xây dựng, môn hóa đối với ngành dược… Với những trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện học lực của trường, vẫn có thể đựợc nhận vào học theo diện có điều kiện. Ví dụ: Chứng minh đựợc sự tiến bộ trong quá trình học tập ở Việt Nam (điểm năm sau cao hơn năm trước), tăng điều kiện về khả năng tiếng Anh hoặc làm bài test bổ sung. 

- Chứng chỉ tiếng Anh: Đối với bậc đại học, điều kiện tiếng Anh là chứng chỉ IELTS 5.5 – 6.5 tùy theo chương trình học. Yêu cầu nay sẽ cao hơn đối với bậc thạc sỹ và tiến sỹ. Đối với các trường thuộc nhóm xét visa bậc 1 và bậc 2, sinh viên không cần đáp ứng chứng chỉ IELTS trước khi xin visa, chỉ cần làm bài kiểm tra tiếng Anh để xác định trình độ và được phép sang Úc học tiếng Anh trước khi nhập học khóa chính.

Thời gian học tiếng Anh phụ thuộc vào kết quả bài kiểm tra. Với nhóm xét visa bậc 3 (đi học nghề), sinh viên cần có chứng chỉ IELTS tối thiểu 4.5 trước khi xin visa. Học sinh THPT không cần có chứng chỉ IELTS từ ViệtNam, khi sang Úc học, nhà trường sẽ có chương trình dạy tiếng Anh tùy theo trình độ. Đặc biệt với các trường THPT công lập, học phí khóa tiếng Anh được hoàn toàn miễn phí.

- Điều kiện visa: Trước đây, việc xin visa Úc rất khó khăn, với các yêu cầu về chứng minh tài chính, chứng chỉ tiếng Anh, phỏng vấn…Tuy nhiên, từ ngày 24/3/2012, việc xét visa Úc trở nên đơn giản hơn rất nhiều, mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam. Cụ thể như sau:

Visa bậc 1: Khi đăng ký các khóa học đại học, thạc sỹ, tiến sỹ tại 41 trường trong danh sách xét visa bậc 1, sinh viên không cần phải chứng minh nguồn gốc tài chính, chỉ cần sổ tiết kiệm, không cần chứng chỉ tiếng Anh, không phỏng vấn xin visa. 

Visa bậc 2: Áp dụng với các trường đại học, học viện… không thuộc danh sách 41 trường đã nêu, chương trình học trung học phổ thông và một số khóa ngắn hạn. Visa bậc 2 yêu cầu phải chứng minh nguồn gốc tài chính của người bảo lãnh. 

Visa bậc 3: Chủ yếu áp dụng với các khóa cao đẳng, các khóa học nghề... Với bậc xét này, ngoài việc phải chứng minh nguồn gốc tài chính, sinh viên còn phải có chứng chỉ Ielts tối thiểu 4.5 khi xin visa.

Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc xét visa bậc 2, bậc 3 do không thể chứng minh nguồn gốc tài chính hoặc không đủ điều kiện tiếng Anh, sinh viên có thể thay đổi lộ trình học của mình để được thay đổi bậc xét visa. Việc thay đổi lộ trình tùy thuộc vào trường và khóa học mà sinh viên đăng ký. Để được tư vấn cụ thể, quý phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên có thể liên hệ với hotline của chương trình hỗ trợ: (04) -39727101 hoặc website:http://megastudy.edu.vn   

Giải đáp thắc mắc du học Úc 2
 
Visa Úc 2012 – không chứng minh tài chính, không chứng chỉ tiếng Anh, không phỏng vấn
 

3. Nộp tiền học phí và bảo hiểm y tế 

Đối với một số loại visa sinh viên (visa phổ thông, đại học, sau đại học, thạc sĩ nghiên cứu và tiến sĩ), người nộp đơn phải đóng tiền học phí và bảo hiểm y tế (cho toàn bộ thời gian học) trước cho trường để có được thư nhập học chính thức (eCOE) nộp cùng hồ sơ xin visa. Tư vấn viên của Megastudy sẽ hướng dẫn và cung cấp giấy tờ cần thiết để học sinh hoặc người bảo lãnh tài chính có thể làm thủ tục chuyển đóng học phí và bảo hiểm y tế tại ngân hàng. 

Đối với các loại visa sinh viên khác (visa học tiếng Anh, dự bị, cao đẳng), việc đóng học phí và bảo hiểm y tế có thể thực hiện sau khi hồ sơ visa của học sinh đã được Đại sứ quán Úc sơ duyệt. Chuyên viên tư vấn viên sẽ thông báo cho học sinh hoặc người bảo lãnh tài chính thời gian cần chuyển đóng học phí và bảo hiểm y tế. 

4. Thư chấp nhận học chính thức

Khi bạn chấp thuận thư mời học, nhà trường sẽ yêu cầu bạn đóng toàn bộ học phí tiếng Anh, học phí một kỳ (hoặc khoản đặt cọc) của khoá chính và bảo hiểm y tế của toàn bộ chương trinh học. Các chi phí này sẽ được yêu cầu chuyển trực tiếp cho trường bằng chuyển khoản hoặc hối phiếu hoặc bằng thẻ tín dụng. Nhân viên tư vấn sẽ chuyển bằng chứng của việc chuyển tiền (Lệnh chuyển tiền/hối phiếu/chi tiết thẻ tín dụng) cùng thư chấp thuận của các bạn sang trường. 

Sau khi nhận các tài liệu trên, nhà trường sẽ cấp Thư chấp nhận học chính thức cho bạn. Thư này khẳng định bạn đã được nhận vào học và đồng thời xác nhận bạn đã hoàn thành thủ tục tài chính. Thư chấp nhận học chính thức cần thiết cho việc xin visa.

5. Tốt nghiệp cao đẳng hay hệ tại chức tại Việt Nam có chuyển tiếp sang Úc được không? Nếu tôi sinh năm 1979, nhiều tuổi rồi thì có thể đi học được không?

Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể.

- Bằng cấp: Với những trường hợp tốt nghiệp đại học, cao đẳng theo hệ tại chức hoặc liên thông thường rất băn khoăn khi nghĩ đến vấn đề đi du học. Tuy nhiên, quan điểm giáo dục mở của Úc tạo điều kiện hết sức cho sinh viên có cơ hội học tập tại đây. Bằng tại chức ở Việt Nam tương đương với bằng bán thời gian (part-time) tại Úc. Giá trị của bẳng này hoàn toàn tương đương với bằng chính quy và đựợc chấp nhận bởi hầu hết các trường ở Úc. Sinh viên có thể lựa chọn học thêm khóa chuyển đổi ngắn hạn trước khi học khóa chính để làm quen với môi trường sinh hoạt ở Úc và tạo cho mình nền tảng kiến thức vững chắc hơn. Khóa học này vẫn đươc các trường tại Úc cấp bằng và có giá trị quốc tế.

- Học chuyển tiếp: Những sinh viên đang học đại học hoặc cao đẳng tại Việt Nam, muốn học chuyển tiếp sang Úc sẽ được xét bảng điểm và mức độ phù hợp giữa 2 chuyên ngành để giảm số môn học. Đây thực sự là một thuận lợi lớn dành cho sinh viên Việt Nam khi có thể rút ngắn được thời gian học. Hơn thế nữa, trong khi số năm đại học trong nước là 4 năm thì ở Úc, du học sinh chỉ cần mất 3 năm để hoàn thành bằng cử nhân. 

- Độ tuổi : Phần lớn các trường ở Úc đều không quy định độ tuổi đi học trừ một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, mức tuổi phổ biến được chấp nhận dễ dàng tại các trường ở Úc là:

  + Học bậc THPT : < 18 tuổi

  + Học bậc Dự bị : < 19 tuổi

  + Học các chương trình khác: < 45 tuổi

Với những trường hợp đã nhiều tuổi nhưng vẫn muốn đi học, sẽ cần phải có những chứng minh hợp lý với đại sứ quán để tránh trường hợp bị nghi ngờ đi học với mục đích khác. Việc chứng minh, giải trình cần căn cứ theo hồ sơ cụ thể của học sinh. 

6. Tôi phải chuẩn bị các chi phí nào khi đi du học Úc? Có phải đóng toàn bộ học phí trước khi sang Úc hay không?

Dưới đây là bảng dự trù chi phí để quý phụ huynh và học sinh cân đối khi quyết định du học Úc

Phí nộp cho trường

Loại phí

Mức phí

Học phí các trường tiểu học, THCS, THPT công lập Học phí lớp 1 – lớp 7

8,400 AUD/năm

Học phí lớp 8 – lớp 10

10,000 AUD/năm

Học phí lớp 11 – lớp 12

11,000 AUD/năm

Trường tiểu học, THCS, THPT tư thục và các trường đại học, cao đẳng… Tùy theo quy định của nhà trường
Phí bảo hiểm Bảo hiểm 1 người

480 AUD/năm

Bảo hiểm gia đình

1,800 AUD/năm

Phí ghi danh, phí làm thẻ học sinh, tài liệu học tập Tùy theo quy định của nhà trường

Phí nộp cho đại sứ quán

Mức phí

Phí xét visa (đóng khi nộp hồ sơ, không hoàn lại)

12,511,000 VND/hồ sơ

Phí khám sức khỏe (nộp tại địa điểm khám)

1,652,000 VND/người

Phí cá nhân

Loại phí

Mức phí

Phí ăn ở Trên 18 tuổi

10,000 AUD/năm

Dưới 18 tuổi (ở nhà người bảo hộ)

240 AUD/tuần 

Học phí được đóng làm nhiều lần, chi tiết như sau:

Lần 1: Ngay sau khi có thư mời học của trường và trước khi nộp hồ sơ xin visa. Chi phí cần đóng gồm có: Đặt cọc học phí (tùy theo quy định của từng trường, thông thường là 100% khóa học tiếng anh dưới 25 tuần hoặc 50% khóa học tiếng anh trên 25 tuần và học phí 1 học kỳ khóa học chính), phí bảo hiểm toàn khóa, phí ghi danh, phí tài liệu, phí thẻ học sinh/sinh viên (nếu có). Tất cả chi phí cần đóng lần 1 được thể hiện rõ trong thư mời.

Lần 2: Đóng theo kỳ học và đóng vào đầu các kỳ học

Như vậy, nếu một học sinh sang Úc học tiếng Anh, sau đó học đại học/cao học thì gần 1,5 năm sau gia đình mới phải tiếp tục đóng tiền học phí. 

7. Nếu gia đình tôi không có người quen ở Úc, khi con tôi sang ăn ở thế nào? Nếu con tôi chưa đủ 18 tuổi, tôi có được đi cùng con làm người bảo hộ không?

Hầu hết các trường tại Úc không có ký túc xá, học sinh có thể thuê nhà ở hoặc ở nhà người bảo hộ nếu chưa đủ 18 tuổi. Các trường đại học tại Úc, đặc biệt là 41 trường thuộc bậc xét visa level 1 có dịch vụ hỗ trợ sinh viên quốc tế rất tốt. Vì vậy quý phụ huynh hoàn toàn yên tâm nếu không có người thân đưa đón.

Trung tâm dịch vụ sinh viên quốc tế của trường sẽ thực hiện chu đáo việc đón học sinh tại sân bay, tìm nhà cho học sinh, đưa học sinh tới chỗ ở, hướng dẫn chi tiết đi lại, thủ tục cần thiết…Phí dịch vụ đón tiếp tại sân bay thông thường là 150 AUD/sinh viên, phí tìm nhà là 200 AUD/sinh viên. 

Dai hoc Monash Uc

Đại học Monash – Một trong những trường có dịch vụ sinh viên quốc tế tốt nhất

Theo quy định của chính phủ Úc, học sinh chưa đủ 18 tuổi phải có người bảo hộ. Có thể lựa chọn 2 cách bảo hộ như sau:

Cách thứ nhất: Cha mẹ của học sinh sẽ sang Úc làm người bảo hộ cho con: Phụ huynh được phép ở lại Úc đến khi con tròn 18 tuổi, và trong thời gian đó, phụ huynh không được đi làm tại Úc. Để đạt được visa, gia đình sẽ phải chứng minh tài chính cho cả học sinh đi học và phụ huynh sang bảo hộ. Hiện tại visa này thuộc bậc xét 2, phải chứng minh nguồn gốc thu nhập. Do đó, với mỗi gia đình sẽ có hồ sơ chứng minh khác nhau. 

Cách thứ hai: Người bảo hộ là người có quốc tịch Úc, được chính phủ cấp phép bảo hộ học sinh quốc tế. Đây có thể là người thân trong gia đình hoặc không phải. Trường hợp gia đình không tự tìm được người bảo hộ, có thể đăng ký dịch vụ với trường, trường chỉ định người bảo hộ. Phí dịch vụ từ 150 – 200 AUD/học sinh.

8. Tôi sang Úc học, có được đưa vợ con sang cùng hay không? Tôi có phải chứng minh tài chính cho toàn bộ thời gian ở Úc không?

Khi vợ/chồng sang học tập tại Úc, hoàn toàn có thể đưa chồng/vợ và con sang cùng. Bậc xét visa của cả gia đình theo bậc xét của người đi học. Có 3 vấn đề cần lưu ý khi xin visa cho người thân sang cùng như sau:

Về chứng minh tài chính: Ngoài việc chứng minh tài chính cho người đi học, phải chứng minh tài chính cho người đi cùng, cụ thể như sau: 

-    Nếu người đi cùng là con nhỏ, chưa đến tuổi đi học, mức chứng minh mỗi năm là 3720 AUD/năm. Nếu con đã đến tuổi đi học, phải chứng minh thêm tiền học phí theo quy định của trường (tham khảo phần chi phí phía trên) 

-    Nếu người đi cùng là vợ/chồng: Chứng minh chi phí sinh hoạt là 6515 AUD/năm

-    Nếu người đi học tự chứng minh tài chính cho gia đình mình, cần chứng minh cho toàn bộ thời gian cả gia đình học tập và sinh hoạt tại Úc.

-    Nếu là bố mẹ hoặc người khác chứng minh tài chính cho gia đình đi học, chỉ cần chứng minh 1 năm đầu tiên. 

Về phí báo hiểm: Khi đưa người thân sang Úc theo diện đoàn tụ, phí bảo hiểm diện gia đình quốc tế cao nhất là 1,800 AUD/năm.

Về giải trình hồ sơ: Việc giải trình hồ sơ một cách hợp lý, để chứng minh được nguyện vọng của gia đình khi đi cùng nhau là điều kiện vô cùng quan trọng để xin được visa. Tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình (trình độ học vấn, độ tuổi, số năm kết hôn, con cái, người thân, tình hình tài chính, công việc…), chương trình sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp để có bản giải trình và các giấy tờ chứng minh thuyết phục nhất.

Lưu ý: Nếu vợ/chồng đi cùng có đăng ký các khóa học, thì visa được xét theo bậc quy định của chương trình học đó, không phụ thuộc vào visa của người kia. 

9. Nếu vợ tôi đi cùng theo diện đoàn tụ, chúng tôi có được đi làm thêm không?

Theo quy định của chính phủ Úc, du học sinh trên 18 tuổi được phép làm việc tối đa 40 tiếng/2 tuần trong thời gian học và 40 tiếng/tuần vào kỳ nghỉ. 

Du học sinh Úc làm thêm - hái nho

Thu hoạch nho – Công việc khá vất vả nhưng lương cao

Tại Úc, cơ hội làm thêm dành cho sinh viên rất phong phú. Đối với sinh viên nữ, có thể lựa chọn các công việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe nhưng có thu nhập tốt như: làm nail, bồi bàn, bán hàng trong các shop thời trang hoặc các siêu thị. Đối với sinh viên nam, làm phụ bếp tại các nhà hàng hoặc làm tại các nông trại trong các kỳ nghỉ thường được rất nhiều bạn lựa chọn. Lương làm thêm của du học sinh ở Úc được quy định từ 14-20AUD/giờ. Với mức lương này, các bạn du học sinh có thể hoàn toàn tự chi trả được chi phí sinh hoạt và thậm chí là một phần học phí của mình.

Đi làm thêm khi du học ở Úc, không chỉ mang lại thu nhập cho các bạn sinh viên mà còn tạo cơ hội để các bạn nâng cao khả năng tiếng Anh và học tập được kỷ luật lao động, văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây.
Đối với trường hợp vợ chồng đi cùng, người đi học có quyền làm thêm như các du học sinh khác theo quy định đã nêu ở trên, thời gian làm việc của người đi cùng phụ thuộc vào bậc học của người kia. Nếu đi học bậc đại học, người đi cùng được đi làm như du học sinh (40h/2 tuần trong thời gian học và 40h/1 tuần trong thời gian nghỉ). Nếu đi học bậc sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ), người đi cùng được làm toàn thời gian (40h/tuần).

10. Xin cho tôi biết cụ thể về việc chứng minh tài chính khi đi du học Úc? Có bắt buộc phải chứng minh nguồn gốc thu nhập không?

Khi làm hồ sơ visa Úc, việc chứng minh tài chính phụ thuộc vào bậc xét visa. Nếu visa thuộc bậc xét 1, chỉ cần chứng minh sổ tiết kiệm và giấy tờ sở hữu. Nếu visa thuộc bậc xét 2, 3, phải chứng minh thêm nguồn gốc thu nhập. Cụ thể như sau:

Sổ tiết kiệm: Theo quy định của đại sứ quán Úc, du học sinh cần sổ tiết kiệm có tối thiểu 36.000 AUD và không quy định về thời gian mở sổ tiết kiệm trước khi xin visa. Tuy nhiên, phụ thuộc vào học phí khóa học, bậc học mà số tiền có thể thay đổi. Với những trường hợp gia đình du học sinh chưa có sổ tiết kiệm, có thể khắc phục bằng hai cách sau:

+ Sử dụng số dư tài khoản có xác nhận của ngân hàng

+ Sử dụng dịch vụ vay vốn du học của ngân hàng:  Để có thể nhận được hỗ trợ này, sinh viên cần có đầy đủ hồ sơ chứng minh về học phí, chi phí ăn ở… Giấy tờ này thường được cung cấp bởi trường xin học hoặc các công ty tư vấn du học. 

Tài sản sở hữu: Thông thường có hai loại tài sản được dùng để chứng minh là:

+ Bất động sản:Gia đình du học sinh có thể dùng bản công chứng sổ đỏ, hợp đồng mua bán bất động sản, giấy xác nhận sở hữu bất động sản…Không cần dùng bản gốc khi nộp hồ sơ visa.

+ Xe ô tô: Tương tự như bất động sản, có thể dùng đăng ký xe ô tô hoặc hợp đồng mua bán xe ô tô bản công chứng để hoàn thiện hồ sơ.

Chứng minh nguồn gốc thu nhập hàng tháng:

Đây là vấn đề khó khăn nhất trong khi hoàn thành hồ sơ xin visa của du học sinh. Người bảo lãnh phải cung cấp được các giấy tờ hợp pháp chứng minh nguồn thu nhập hằng tháng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh của người bảo lãnh, số tiền tối thiểu cần chứng minh sẽ có thay đổi. Ví dụ: Nếu anh trai bảo lãnh cho em đi du học, anh trai đã có gia đình, có con nhỏ, thì thu nhập hằng tháng của anh phải đủ để chứng minh nuôi gia đình tại Việt Nam và nuôi em ăn học tại Úc.

Các giấy tờ cần thiết để chứng minh nguồn thu nhập phụ thuộc vào cụ thể từng trường hợp, thông thường bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như: Đăng ký kinh doanh, góp vốn, trả cổ tức, thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, hợp đồng lao động, các quan hệ cho, biếu, mua bán..Điểm quan trọng nhất để được xét duyệt visa là giấy tờ chứng minh phải hợp lệ và hợp lý để có giải trình chuẩn xác nhất.

11. Tôi đã nộp hồ sơ visa được 4 tuần nhưng chưa thấy có phản hồi gì? Thời gian xét visa là bao nhiêu lâu? Nếu tôi đã từng bị trượt visa, thì có thể xin lại được hay không? 

Với visa du học, hiện tại Úc quy định 3 bậc xét visa như sau 

Visa bậc 1: Đây là bậc visa được cấp mà không cần chứng minh nguồn gốc tài chính, không cần chứng chỉ IELTS và không cần phòng vấn. Để được cấp visa bậc 1, sinh viên sẽ phải theo học tại 41 trường được chính phủ Úc quy định, với bậc học từ đại học trở lên. Sinh viên có thể thông qua các tổ chức tư vấn giáo dục để nộp hồ sơ xin visa, không cần nộp trực tiếp cho đại sứ quán.

Visa bậc 2:Đây là bậc visa áp dụng với học sinh THPT, THCS, tiểu học, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ tại các trường không thuộc nhóm 41 trường visa bậc 1. Đối với bậc xét visa này, bắt buộc phải chứng minh nguồn gốc thu nhập tài chính.

Visa bậc 3:Bậc xét này áp dụng với các khóa học ngắn hạn, cao đẳng nghề, là bậc xét khó nhất. Ngoài việc chứng minh nguồn gốc thu nhập tài chính, du học sinh phải có chứng chỉ IELTS tối thiểu 4.5 khi nộp hồ sơ visa.

Thời gian xét visa: Thời gian xét visa phụ thuộc vào bậc visa. Với visa bậc 1, thông thường từ 2-5 ngày sau khi nộp hồ sơ sẽ có yêu cầu đi khám sức khỏe, thời gian xét trung bình là 2 – 3 tuần. Visa bậc 2 thường là 6 – 8 tuần, và bậc 3 là 10 – 12 tuần. Tuy nhiên, sinh viên có thể đăng ký xét visa nhanh khi nêu được lý do hợp lý (không phải trường hợp nào cũng được xét nhanh). Với trường hợp xét nhanh, khoảng 10 ngày sẽ có kết quả từ đại sứ quán.

Visa du học Úc

Phỏng vấn xin visa:Trong quá trình xét visa, đại sứ quán có thể gọi điện phỏng vấn du học sinh hoặc các nhân sự liên quan để kiểm tra tính xác thực của hồ sơ. Do đó, ngoài việc cung cấp thông tin chính xác trong hồ sơ, gia đình du học sinh cần nắm vững bản giải trình để trả lời khi được phỏng vấn. 

Với những trường hợp đã trượt visa, việc xin lại visa lần 2 là hoàn toàn có thể: Khi bị từ chối visa, thông thường đại sứ quán Úc cho phép đương đơn được gửi thư yêu cầu phúc tra kết quả trong 7 ngày làm việc. Trường hợp đã bị trượt visa từ trước, dựa vào thư từ chối của đại sứ quán và hồ sơ đã nộp lần 1, du học sinh có thể làm lại hồ sơ visa lần 2 và giải trình lại vấn đề bị nghi ngờ.
 
12. Sau khi kết thúc khóa cử nhân tại Úc, tôi có được gia hạn visa không? Trong thời gian đó tôi có thể đi làm được không?

Với các bạn sinh viên học khóa cử nhân, thạc sỹ tín chỉ, thạc sỹ nghiên cứu và tiến sỹ tại Úc, sau khi học xong sẽ được xét cấp visa tạm trú tại Úc. Theo quy định của chính phủ Úc, nếu nộp hồ sơ xét visa tạm trú trong năm 2012, sẽ thuộc loại  “Skilled – Graduate (Temporary) Visa, Subclass 485”, thời gian gia hạn là 18 tháng. 

Bắt đầu từ năm 2013, loại visa này được thay thế bởi Post – StudyWork Visa. Loại visa mới này cho phép du học sinh được ở lại Úc với thời gian dài hơn. Cụ thể: Với du học sinh tốt nghiệp cử nhân hoặc thạc sỹ tín chỉ được gia hạn 2 năm, thạc sỹ nghiên cứu là 3 năm và tiến sỹ là 4 năm.

Du học sinh có thể gia hạn visa Úc từ 2 – 4 năm

Điều kiện để được xin visa tạm trú sau khi học tại Úc cơ bản gồm:

- Trong vòng 6 tháng trước khi đăng ký làm visa, sinh viên phải hoàn thành và có bằng cử nhân, thạc sỹ hoặc tiến sỹ tại Úc.

- Sinh viên phải thỏa mãn điều kiên học tập. Sinh viên phải học các khóa học được đăng ký bởi Commonwealth Register of Institutes and Courses for Overseas Students (CRICOS) có độ dài 2 năm trở lên (khóa cử nhân và thạc sỹ, tiến sỹ của các trường đại học có độ dài 2 năm trở lên). Các – Trình độ IELTS 6.0 trở lên, ko có kỹ năng nào dưới 6.0.

- Sinh viên phải đảm bảo điều kiện sức khỏe và có lý lịch tư pháp tốt. 

- Mua bảo hiểm có thời hạn tương đương với thời gian visa tạm trú được cấp. 

- Sinh viên không cần thỏa mãn yêu cầu bằng cấp thuộc trong danh sách các nghề nghiệp được ưu tiên của Úc (Skilled Occupation List – SOL).

13. Nếu không có người thân bảo lãnh, tôi có thể xin định cư tại Úc hay không? Học tại những vùng nào thì tôi sẽ được chính quyền bang bảo lãnh để xin định cư?
 
Có nhiều cách để xin định cư tại Úc như: kết hôn, bảo lãnh người thân, di dân…Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, chương trình sẽ giải đáp những vấn đề về định cư diện tay nghề, cho phép sinh viên nước ngoài, hoặc những người đã hoàn thành khóa học của mình trong sáu gần nhất tại Úc và đang có thị thực tạm thời, có thể đăng ký làm thẻ định cư.

Loại visa này sử dụng cách tính điểm để nộp đơn xin visa và xét duyệt. Visa này áp dụng khi người nộp đơn đủ điểm và không cần bảo lãnh từ người thân. Điểm đủ để được cấp visa thường trú của Úc là 65 điểm. 

Để xin thẻ định cư, ngoài yêu cầu về tuổi, trình độ tiếng Anh, người nộp đơn cần có kỹ năng và trình độ đáp ứng các tiêu chuẩn của Úc cho một nghề nghiệp trong danh sách quy định. Trường hợp có chính quyền, công ty hoặc người thân bảo lãnh, danh sách nghề nghiệp sẽ mở rộng hơn so với trường hợp không được bảo lãnh.

Bảng tính điểm định cư được xét với nhiều tiêu chí khác nhau như: tuổi, trình độ tiếng Anh, kinh nghiệm làm việc, thời gian học tập tại Úc, địa điểm học, bảo lãnh…Đặc biệt nếu học tập tại các vùng xa xôi hẻo lánh như Perth, Adelaide, Ballarat sẽ được cộng thêm điểm.

Quay về
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH CƯ ÚC
Đất nước Úc
Bao phủ trên tổng diện tích 7,69 triệu km2, lục địa Úc là hòn đảo lớn nhất thế giới và cũng là lục địa nhỏ nhất thế giới. Về khoảng cách địa lý, lục địa trải dài 3700 km từ Bắc đến Nam, 4000 km từ Đông sang Tây, là một trong sáu nước rộng nhất trên thế giới, sau Nga, Canada, Trung Quốc, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Brazil.
Người nhập cư kỹ năng cao được miễn việc kiểm tra từ thị trường lao động Úc
Chính phủ Đảng Tự do Úc đã loại trừ "những ngành nghề kỹ năng cao" khỏi những điều kiện xin thị thực mới, có hiệu lực ngay sau khi người lao động đến nước này.
Vì sao chọn du học Úc
Học sinh, sinh viên Việt Nam du học Úc nhiều nhất so với các nước Anh, Mỹ, Canada…Vì sao?

Thành Viên

Đối Tác

Thỏa thuận sử dụng :: Quy định bảo mật ::
Tiếng việt  中文  English

CÔNG TY CỔ PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC XUKA

36 Lô D, Cư xá Phú Lâm D, P.10, Q.6, TP.HCM
Tel      : +84 (028) 37553939
E-mail : info@xukahr.vn
© XUKA Human Resources JSC. All Rights Reserved.
Developed by Tsoft.