Chi phí sinh hoạt chính là một trong những điều thu hút sự quan tâm của những người có dự định định cư, tạo dựng một cuộc sống mới tại Mỹ, bên cạnh các vấn đề khác như môi trường sống, hệ thống y tế, giáo dục, ngôn ngữ,… do chi phí sinh hoạt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người dân, khi quyết định xây dựng cuộc sống mới.
Đến Mỹ, khi đưa ra quyết định sinh sống tại New York hay Washington, chúng ta cần có sự chuẩn bị về tài chính thật tốt do mức sống tại hai thành phố này cao hơn các thành phố khác. Thậm chí, New York còn xếp thứ 8 trong số những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, theo Cuộc khảo sát Chi phí sinh sống Mercer năm 2017.
Vật giá và mức sống ở Mỹ vẫn được đánh giá là thấp hơn so với các nước Tây Âu, tuy nhiên so với mức sống tại Việt Nam, vật giá tại Mỹ vẫn ở mức cao hơn nhiều.
Giá xăng dầu ở Mỹ rẻ hơn so với các nước châu Âu, nhưng nhu cầu sử dụng xe ô tô lại cao hơn vì đặc điểm địa lý rộng lớn. Do vậy, sẽ thuận tiện hơn cho người nước ngoài khi quyết định chọn ô tô riêng làm phương tiện di chuyển.
Ở Mỹ, những người có mức thu nhập trung bình khá thường sẽ tìm đến những trung tâm thương mại có chất lượng cao và mẫu mã tân tiến. Các trung tâm thương mại sẽ cung cấp hàng hoá của một chuỗi các thương hiệu. Những thương hiệu nổi tiếng ở Mỹ có thể kể đếm bao gồm: Lord & Taylor, Hecht’s, Strawbridge’s, Kaufman’s, Filene’s, Macy’s, Bloomingdale’s, Burdine’s, Lazarus, Rich’s,… Ở các cửa hàng này vào tháng 11, từ ngày Lễ Tạ ơn đến trước Giáng sinh sẽ diễn ra một trong những đợt mua sắm lớn nhất trong năm. Ngoài ra, các trung tâm thương mại này thường có nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt và giảm giá mạnh.
Thông thường, khi sang Mỹ, người Việt thích vào các cửa hàng outlet (cửa hàng bán đồ giảm giá) hơn. Đây là những cửa hàng cung cấp sản phẩm đến từ những thương hiệu nổi tiếng với mức chiết khấu cao (thường là 30%). Outlet là một sự lựa chọn phù hợp với những ai không muốn đến những cửa hàng giá rẻ như Walmart và muốn sử dụng hàng hiệu với mức giá mềm hơn.
Tuy nhiên, các cửa hàng outlet chưa phải là nơi có mức giá thấp nhất so với mặt bằng chung. Các cửa hàng như: K-Mart, Wal-Mart, Target và Caldor mới là những nơi có các mặt hàng giá rẻ nhất. Điểm yếu của những cửa hàng này là các mặt hàng thường không có mẫu mã tân tiến, các thương hiệu của sản phẩm bày bán đều là bình dân.
Người đọc có thể ước lượng được mức chi phí sinh hoạt ở Mỹ thông qua bảng chi phí sinh hoạt trung bình ở Washington DC (khảo sát cho tháng 7 năm 2017) dưới đây.
Chỗ ở |
|
Căn hộ 1 phòng ngủ ở trung tâm thành phố |
2.100 USD |
Căn hộ một phòng ngủ bên ngoài trung tâm thành phố |
1.700 USD |
Căn hộ 3 phòng ngủ ở trung tâm thành phố |
4.000 USD |
Căn hộ 3 phòng ngủ bên ngoài trung tâm thành phố |
2.800 USD |
Mua sắm |
|
Trứng (tá) |
3,30 USD |
Sữa (1 lít) |
1 USD |
Gạo (1kg) |
4 USD |
Bánh mì |
3 USD |
Ức gà (1kg) |
11,20 USD |
Coca-Cola (330ml) |
1,80 USD |
Bia địa phương (1 chai) |
6 USD |
Bữa ăn 3 món cho 2 người ( nhà hàng tầm trung) |
70 USD |
Tiện ích |
|
Tỷ lệ cuộc gọi đến điện thoại di động (mỗi phút) |
0,20 USD |
Internet (ADSL chưa được cắm hoặc cáp – trung bình mỗi tháng) |
60 USD |
Phí Taxi (trên 1 km) |
2 USD |
Xe buýt/ xe lửa ở trung tâm thành phố |
2,5 USD |
Giá xăng (lít) |
0,65 USD |
Quần áo |
|
Quần Jean (1 cái) |
44 USD |
Giày thể thao ( Thương hiệu Nike, Adidas hoặc tương tự) |
86 USD |
Quần áo mùa hè (1 bộ thuộc cửa hàng cao cấp) |
47 USD |
Giày da của nam giới |
130 USD |